Trước đây thường có tranh cãi về mối liên hệ giữa ăn nhiều trứng mỗi ngày và lượng cholesterol trong máu (mỡ máu). Theo Health Digest, một quả trứng có 186mg cholesterol trong khi các khuyến cáo trước đây hạn chế lượng cholesterol ở mức 300mg mỗi ngày.
Nhưng điều đó đã thay đổi. Theo Ủy ban Tư vấn Hướng dẫn Chế độ ăn uống Mỹ, không có đủ bằng chứng cho thấy cholesterol trong chế độ ăn uống làm tăng cholesterol trong máu. Tamar Samuels, chuyên gia dinh dưỡng tại Culina Health, cho biết hầu hết mọi người có thể dùng trứng như một phần của chế độ ăn có lợi cho tim mà không làm tăng mức cholesterol. Tuy nhiên, bạn phải xem xét cách nấu trứng và những thực phẩm kết hợp cùng.
Cách chế biến trứng tốt cho tim
Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết lo ngại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao sẽ tác động lên cholesterol trong máu có thể do loại thực phẩm đó cũng chứa nhiều chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa là thủ phạm dẫn đến cholesterol cao, gây ra mảng bám tích tụ trong thành động mạch.
Trong khi đó, những thực phẩm như trứng và động vật có vỏ có hàm lượng cholesterol cao và ít chất béo bão hòa.
Ngoài ra, cách chế biến cũng có thể phát sinh lượng chất béo bão hòa như kết hợp trứng với lạp xưởng, thịt xông khói, bơ.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên người dân hãy tập trung vào các loại thực phẩm như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và protein nạc để tăng tỷ lệ chất béo không bão hòa. Những người khỏe mạnh có thể ăn một quả trứng mỗi ngày. Người ăn chay và người lớn tuổi không có cholesterol cao có thể ăn nhiều trứng hơn một chút. Tuy nhiên, những người có bệnh lý vẫn nên cẩn thận với thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao.
Chuyên gia Samuels nói rằng bạn có thể nấu trứng theo cách tốt cho sức khỏe: “Nếu bạn mắc bệnh tim, có nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường thì luộc hoặc rán trứng trong dầu ô liu là cách tốt nhất để giảm thiểu lượng chất béo bão hòa”.
Tác dụng của trứng
Bạn có thể ăn trứng hằng ngày khi mỗi quả chứa 72 calo, hơn 6g protein, chỉ hơn 1,6g chất béo bão hòa. Chuyên gia Samuels nói: “Trứng chứa một số vitamin và khoáng chất tăng cường sức khỏe, bao gồm vitamin B12, D, A, E, selen và choline”.
Bạn có thể ăn bao nhiêu lòng trắng tùy thích vì gần như không có chất béo và không có cholesterol. Nhưng bạn có thể bỏ lỡ một số chất dinh dưỡng nếu không ăn lòng đỏ. Bạn sẽ chỉ nhận được một nửa lượng protein trong lòng trắng trứng và bạn sẽ thiếu choline, chất hỗ trợ tâm trạng và trí nhớ của bạn. Chuyên gia Samuels thông tin: “Lòng đỏ cũng chứa lutein và zeaxanthin, hai chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe của mắt”.
Theo tạp chí Nutrients, trứng cũng có các hợp chất như ovotransferrin và ovomucoid bảo vệ cơ thể bạn chống lại stress oxy hóa. Protein peptide trong trứng có thể chống lại ung thư và lysozyme trong lòng trắng hỗ trợ điều trị viêm ruột. Enzyme trong trứng cũng hoạt động tương tự như chất ức chế ACE dùng để điều trị tăng huyết áp.
Trước đó, đã có 6 biển số ngũ quý 1 từng được đưa lên sàn và thu hút được nhiều người tham gia trả giá, trong đó biển số "full 1" của Cao Bằng 11A-111.11 vẫn giữ kỷ lục với số tiền 8,78 tỷ đồng khi lên sàn vào ngày 22/12/2023.
Một số biển đẹp được trả giá cao khác trong ca đấu giá sáng nay như: 51L-366.66 (TP.HCM) - 955 triệu ; 30K-998.98 (Hà Nội) - 665 triệu; 51L-333.79 (TP.HCM) - 390 triệu; 30K-882.28 (Hà Nội) - 325 triệu;...
Trong buổi chiều nay 9/1 tiếp tục có 3.500 biển số được VPA đưa lên sàn, tuy vậy không có quá nhiều số đẹp. Đáng chú ý nhất chỉ là một số biển định dạng "tứ quý", "tam hoa" hay "số tiến" như: 30K-844.44, 30L-128.88 (Hà Nội); 18A-411.11 (Nam Định); 60C-711.11 (Đồng Nai); 15K-246.78, 15K-246.86, 15K-246.88 (Hải Phòng); 14A-888.83 (Quảng Ninh); 51L-126.66, 51L-136.66, 51L-128.88 (TP.HCM);...
Hoàng Hiệp
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Từ những cơn đau tức ở hạ sườn, vàng da, ông L. đi kiểm tra sức khỏe, nhận chẩn đoán ung thư gan. Ông đã được cắt một phần gan. Gần đây, ông đi kiểm tra lại sức khỏe phát hiện có điểm mờ trên phim nên vào lại bệnh viện để điều trị, theo dõi.
Cùng điều trị tại viện, ông Đ.M.S (54 tuổi, trú tại Bắc Ninh) cũng mắc ung thư gan di căn đại tràng. Ông S. cho biết hơn 30 năm qua hầu như ngày nào ông cũng uống rượu. Ngày nhiều, ông uống tới cả lít rượu, ít từ 200-300ml. Uống rượu đã trở thành thói quen không thể bỏ được của ông.
Theo Phó giáo sư Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, ung thư biểu mô tế bào gan là ung thư phổ biến hàng thứ 6 trên thế giới và đứng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong do ung thư ở người.
Tại Việt Nam, theo cơ quan ghi nhận ung thư quốc tế được công bố trên GLOBOCAN 2020, số người mới mắc ung thư biểu mô tế bào gan và số ca tử vong vì ung thư này đều xếp thứ nhất.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như giới tính (nam giới nhiều hơn nữ giới), những người mắc bệnh gan mạn tính xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan B, C, béo phì, nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc…. Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư gan có thể liên quan đến các yếu tố môi trường, lạm dụng rượu bia, thuốc lá...
Ai dễ mắc bệnh?
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Hà Hải Nam, Giảng viên Bộ môn Ung thư, trường Đại học Y Hà Nội, ung thư gan ngày càng phổ biến hơn. Khi ngồi tại phòng khám của Bệnh viện K (Hà Nội) có ngày bác sĩ Nam tiếp nhận 2-3 bệnh nhân ung thư gan. Nhiều người còn rất trẻ chỉ 30-40 tuổi. Những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan:
- Người mắc các bệnh viêm gan virus B, C, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Đặc biệt, người bị viêm gan virus cần điều trị triệt để vì đây là thủ phạm gây ung thư gan hàng đầu.
- Người béo phì và mắc bệnh tiểu đường dễ mắc ung thư gan hơn.
- Những người thường xuyên uống rượu, bia, acetaldehye được sinh ra trong quá trình chuyển hóa rượu cũng làm suy yếu khả năng sửa chữa sai sót tự nhiên DNA của tế bào, tăng nguy cơ gây đột biến tế bào, từ đó khối ung thư sẽ hình thành. Bác sĩ Nam cho biết rượu còn gây tổn thương các tế bào gan. Khi uống quá nhiều rượu, chức năng thải độc của gan sẽ bị quá tải, các tế bào gan bị tổn thương trầm trọng, hình thành nên các mô sẹo, xơ và ung thư gan.
- Những người thường xuyên ăn thực phẩm nấm mốc ở các thực phẩm như gạo, lạc, đậu tương, lúa mì, người ăn thịt tươi sống nhiễm sán. Nhiều loại ký sinh trùng khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy gan, gây ung thư.
Nếu có các dấu hiệu vàng da, sụt cân, đau ở hạ sườn phải, mệt mỏi, chán ăn… bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để được khám và sàng lọc ung thư gan.